Cao tốc Dầu Giây-Tân Phú là tuyến cao tốc trọng yếu nằm trong tổ hợp tuyến đường Tân Phú- Bảo Lộc-Liên Khương. Với tổng mức đầu tư lên đến 6.6 ngàn tỷ đồng và kéo dài 60km, tuyến cao tốc này, tuyến cao tốc này sẽ đi vào khởi công năm 2022-2023. Cùng chúng tôi cập nhật chi tiết về dự án này trong thông tin bên dưới.
Tổng quan chi tiết về dự án cao tốc Dầu Giây-Tân Phú
Ban quản lý dự án Thăng Long được Bộ Giao thông vận tải giao cho quyền tổ chức và báo cáo tiến độ khả thi của dự án cao tốc này theo phương thức PPP (loại hợp đồng BOT).
Theo dự kiến về tiến độ cao tốc Dầu Giây-Tân Phú, sau khi thành công phê duyệt dự án cao tốc tuyến Dầu Giây – Tân Phú vào quý IV/2021 thì vào quý I/2022, Bộ Giao Thông Vận Tải tiến hành tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư (gồm thành lập doanh nghiệp và thực hiện ký kết hợp đồng). Dự án có thể tiến hành khởi công vào Quý IV/2022, khánh thành và đưa vào sử dụng trong quý I/2025.
Quy mô đầu tư
Với tổng đầu tư dự kiến sơ bộ ban đầu là 8.365 tỉ đồng gồm chi phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị 4.962 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn 595 tỷ đồng, chi phí GPMB 1.287 tỷ đồng; chi phí lãi vay trong khi xây dựng (tạm tính) 647 tỷ đồng và chi phí dự phòng 871 tỷ đồng.
Thông tin quy hoạch
Theo kế hoạch đề ra, tuyến đường Dầu Giây-Tân Phú sẽ kéo dài khoảng 60km với chiều dài nền đường mặt là 17m, quy mô 4 làn xe, cho phép xe chạy với vận tốc đạt 100km/h và hướng đến tiêu chuẩn xây dựng cao tốc loại A.
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đi qua đâu? Tuyến cao tốc sẽ lần lượt đi qua bốn huyện của tỉnh Đồng Nai đó là Thống Nhất (64 ha), Định Quán (160 ha), Xuân Lộc (16 ha) và Tân Phú lớn nhất (220 ha). Tuyến cao tốc có có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại Km1829+500, thuộc địa phận xã Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 2,7km về phía Bắc (tại xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), trùng với điểm cuối cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Tuyến cao tốc này đóng vai trò kết nối quan trọng giữa các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đồng Nai với Lâm Đồng và kết nối TP HCM lên các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến đường được mở ra chính là giải pháp hỗ trợ đắc lực giúp giảm áp lực giao thông tại quốc lộ 20.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ dự kiến chuẩn bị, lựa chọn nhà đầu tư vào giai đoạn 2022-2023; thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư vào giai đoạn 2022-2023; cuối cùng là thi công và xây dựng từ 2023-2025.
Định mức thu phí
Mức thu phí khởi điểm sẽ là 1.700 đồng/km/xe tiêu chuẩn và dự kiến sau 2 năm sẽ chỉ tăng từ 200 đồng – 400 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Thời gian thu phí hoàn vốn của nhà đầu tư theo kế hoạch đặt ra sẽ là 20 năm 3 tháng (sẽ được kê khai chính xác, cụ thể trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như tại hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư). Ngay khi hết thời hạn Nhà đầu tư sẽ thực hiện chuyển giao lại công trình cho Cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Nhà đầu tư được hưởng lợi gì từ tuyến cao tốc kết nối Dầu Giây và Tân Phú
Theo nhận định của giới chuyên môn, dự án cao tốc thuộc đoạn Dầu Giây – Tân Phú mang đến ý nghĩa đặc biệt trước tiên với phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ các liên kết vùng và nhất là góp phần làm thay đổi bộ mặt về hạ tầng giao thông trong khu vực.
Nằm trong một thể kết nối các cao tốc khi trở thành điểm đầu tiên của Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và là điểm cuối của tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây cũng như kết nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Chính nhờ vị thế trọng yếu này, các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Lâm Đồng sẽ được kích thích phát triển kinh tế, tiết kiệm chi phí trung chuyển, tăng cường giao thương giữa các vùng.
Đồng thời sẽ góp phần tạo nên nhiều hoạt động kinh doanh mới đi kèm những tỷ suất lợi nhuận hậu hĩnh,. Trong đó, nền kinh tế Nông-lâm-khoáng sản của Lâm Đồng sẽ chính thức thăng hạng khi cao tốc được hoàn thiện. Thế mạnh về du lịch tại Đà Lạt- Lâm Đồng cũng được hưởng nhiều khởi sắc mới
Ngoài ra, không thể không nhắc đến tiềm năng bất động sản của khu vực sẽ tăng cao như các dự án tại căn hộ MT Eastmark City . Các cơ sở hạ tầng tại đây sẽ được khai thác, giá trị của các lô đất bất động sản theo đó tăng vọt.
Giao thông trở lên liền mạch, kết nối sẽ là đòn bẩy cho thị trường bất động sản tại đây trở lên nóng hơn bao giờ hết, thu hút các nhà đầu tư đến đây để khai thác để mở rộng và xây dựng hạ tầng, công trình dân cư nhằm tạo động lực đẩy giá lên cao.
Một số dự án bất động sản nổi bật gần cao tốc Dầu Giây-Tân Phú
Dự rằng nhờ có tuyến đường huyết mạch cao tốc kết nối giữa Dầu Giây và Tân Phú thì một số khu vực bất động sản sau đây dự sẽ “nóng lên”. Tại đây, xu hướng chuyển dịch xuống các khu vực có giá đất dưới 1 tỷ đồng mà vẫn có tiềm năng phát triển đó là đất tại Bình Phước, Bảo Lộc(Lâm Đồng):
- Phân khúc đất nền với dự án Bảo Lộc Golden City. Dự án chính là cửa ngõ giao thương, dân cư từ TPHCM cũng có thể dịch chuyển về đây mà người dân từ các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng thuận lợi trong việc nâng cấp cuộc sống
- Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với làng biệt thự sinh thái La Melodie Bảo Lộc, hiện đang trong kế hoạch đầu tư mới nhất giai đoạn 2021-2025. Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư “hốt bạc” khi có cổ phần trong đất quy hoạch này,
Bài viết trên đây là những cập nhật mới nhất về dự án cao tốc Dầu Giây- Tân Phú. Để tiếp tục tham khảo thêm những thông tin hữu ích liên quan đến các dự án bất động sản mời bạn kết nối đến số hotline: 0937788585 để được hỗ trợ nhanh nhất.